MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU.. 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:. 2
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:. 2
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.. 3
1. Đối tượng:. 3
2. Phạm vi nghiên cứu:. 3
3. Mục đích nghiên cứu:. 4
PHẦN II: NỘI DUNG.. 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:. 4
II. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:. 7
1. Thuận lợi:. 7
2. Khó khăn:. 7
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:. 8
1. Các điều kiện để giáo viên dạy tốt phân môn Lịch sử:. 8
1.1 Đối với giáo viên:. 8
1.2 Đối với học sinh:. 9
1.3 Môi trường học tập:. 10
1.4 Phương tiện dạy học:. 11
1.5 Phương pháp dạy học:. 11
2. Hệ thống giải pháp:. 12
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 35
I / K ẾT QUẢ:. 35
II / BÀI HỌC KINH NGHIỆM:. 35
III/ KẾT LUẬN:. 36
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO.. 37
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đã là con người thì ai cũng phải biết được nguồn gốc, ai cũng phải biết đến lịch sử nguồn cội, nhất là người Việt Nam chúng ta càng phải hiểu rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc để tự hào và yêu quý thêm những con người đã đấu tranh để giành lại độc lập cho chúng ta ngày nay.Do đó chúng ta con cần phải hiểu rằng :
“Con ngưởi có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
Lịch sử văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trên một bề dày lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Trên mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn lịch sử ấy đã đánh dấu những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của các thế hệ dân tộc Việt Nam. Thế hệ ông cha đã lập nên những trang sử vàng với những minh chứng khá đầy đủ về các tư liệu, hình ảnh, di vật,…Vậy thế hệ trẻ hôm cần viết tiếp những trang sử hào hùng ấy bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”. Đã là người Việt Nam, phải học lịch sử Việt. Để các em nắm được gốc tích và từng chặng đường mà cha ông ta đã trải qua.
Đúng như Bác Hồ đã dạy:
“
Dân ta phải biết sử ta
Cho từng gốc tích mới là Việt Nam.”
Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”. Thông qua môn Lịch Sử học sinh tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam; vì chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà cả ngày nay và mai sau.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan (khó khăn về kinh tế, xã hội) và chủ quan (nhận thức, quan niệm không đúng), chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây, nhiều báo, tạp chí ở trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng một cách nghiêm trọng về môn lịch sử. Nhiều thanh niên không biết Hùng Vương là ai, nói sai về Trần Quốc Toản, cho rằng Lí thường Kiệt là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc… Nhiều học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc.Trong giáo dục các thế hệ nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, môn Lịch sử có vai trò ý nghĩa quan trọng bởi nó có tác động giáo dục trí tuệ và tình cảm rất lớn. Ngay từ bậc tiểu học, ở lớp 4, lớp 5, các em đã được học lịch sử qua một phân môn. Có chăng, đó là sự bổ sung thêm kiến thức lịch sử cho các em từ các phân môn khác (ví dụ: phân môn kể chuyện, đạo đức, tập làm văn, tập đọc…). Điều này càng cho chúng ta thấy, việc dạy lịch sử trong nhà trường là điều cần thiết và quan trọng không thể lơ là. Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử, tích cực trong việc học lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc. Và đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “trồng người”. Qua nhiều năm giảng dạy cả lớp 4 lẫn lớp 5, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi dạy môn lịch sử nhằm phát huy tính tích cực ở các em. Từ đó tôi đã chọn đề tài là:
Áp dụng một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong môn lịch sử cho học sinh lớp 4, 5.
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Môn Lịch sử và địa lí, cụ thể là phân môn Lịch sử lớp 4, 5.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5 nhằm nâng cao hiệu quả.
Phạm vi không gian: Tại lớp học và tại gia đình học sinh do phụ huynh hỗ trợ.
Phạm vi thời gian: Thực hiện suốt trong năm học.
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên thực tế học sinh rất ngại học lịch sử. Phần lớn các em chỉ nắm được nội dung ghi nhớ của mỗi bài, hoặc có khi lang quen ngay sau khi học chứ tên các nhân vật lịch sử hay các sự kiện liên quan đến một giai đoạn lịch sử nào thì học sinh không thể kể, không thể nhớ được.
Nắm bắt các nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp cả giáo viên và học sinh nâng cao khả năng dạy cũng như học đạt hiệu quả cao.
Dạy học đúng cách và sáng tạo không chỉ giúp giáo viên hoàn thành mục tiêu bài học, môn học mà còn góp phần nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tích cực chuẩn bị cho tiết học và mạnh dạn trình bày ý kiến của học sinh, góp ý trao đổi những điều còn thắc mắc của các em về môn học.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Lịch sử là kiến thức có thật đã được xảy ra trong đất nước hay trên thế giới, học sinh không thể tưởng tượng, suy luận hay phán đoán lịch sử mà muốn nhớ được thì phải thấy được những sự kiện đã xảy ra và được tiếp cận với những “dấu tích” – chứng cứ lịch sử. Nhưng sự kiện đã xảy ra thì không thể dựng lại cho học sinh thấy được ở trên lớp. Vì vậy hình ảnh, tư liệu sưu tầm chính là những kiến thức lịch sử mà chúng ta dựng lại cho học sinh thấy và từ đó giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chính vì điều này giúp giáo viên có cơ sở lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học phù hợp cho các em một cách hiệu quả. Kiến thức lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn lịch sử theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới ngày nay.
Phân môn lịch sử ở mỗi lớp gồm 35 tiết với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau:
Lớp |
Nhân vật lịch sử |
Sự kiện lịch sử |
Lớp 4 |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40).
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938).
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông
Chiến thắng Chi Lăng.
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786).
Quang Trung đại phá quân Thanh. |
Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng thế kỉ VI TCN đến khoảng năm 179 TCN).
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938).
Nhà Trần được thành lập và việc đắp đê.
Nước ta cuối thời Trần.
Nhà hậu Lê và một số đổi mới trong quản lí đất nước.
Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến 1858). |
Lớp 5 |
Bình Tây đại nguyên soái Trương Định.
Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước.
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước- Nguyễn Tất Thành.
|
Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945): Xô-Viết Nghệ Tĩnh, Các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1954).
Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Các chiến dịch quân sự lớn như Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947; Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975).
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay). |
Với nội dung kiến thức mỗi bài ngắn gọn, cô đọng những điểm nổi bật của nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Ngoài ra, ở lớp 4, nội dung một số bài về nhân vật lịch sử cũng gắn với các sự kiện lịch sử nên giúp các em dễ nắm, dễ nhớ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động. Do đa số giáo viên chỉ dùng một phương pháp cũ là thuyết trình “lí thuyết chay”. Cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Bên cạnh đó, sách giáo khoa lại nghiêng nhiều về kênh chữ. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy.
Đối với lứa tuổi các em, việc tiếp thu và nhớ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử thật là khó, đặc biệt là với cách thầy dạy, trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa để trả bài đối phó. Do vậy, rất khó để có một tiết học lịch sử hiệu quả, tạo được sự thu hút, yêu thích và phát huy được tính tích cực ở các em.
Trên đây là một số cơ sở lí luận và tình hình thực tế dạy học môn lịch sử lớp 4, lớp 5 mà tôi đã gặp phải. Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh. Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn lịch sử nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm.
II. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
Năm học 2016 – 2017 này tôi được sự phân công giảng dạy lớp 4/2. Lớp 4/2 do tôi phụ trách có 28 học sinh. Trong đó có 12 nữ. Qua tìm hiểu lớp tôi nhận thấy có những thuận lợi và những khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phương tiện dạy và học được trang bị tốt.
- Với sự hỗ trợ nhiệt tình của chuyên môn, cùng các thành viên trong tổ khối: dự giờ góp ý rút kinh nghiệm cho bản thân
- Ban giám hiệu, Hội PHHS, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn phối hợp tốt với nhau và có kế hoạch đầy đủ, kịp thời giúp đỡ, động viên giáo viên, học sinh.
- Hầu hết học sinh đi học đều có sách vở, đồ dùng học tập.
- Với lòng yêu nghề, nhiều năm kinh nghiệm đối với dạy học sinh lớp 4, lớp 5 nên bản thân có khả năng vận dụng linh hoạt được các hình thức và phương pháp dạy học đổi mới theo hướng tích cực. Ngoài ra, bản thân còn được dự giờ xây dựng chuyên đề phân môn Lịch sử cùng các thành viên trong mạng lưới chuyên môn của Phòng Giáo dục và các đồng nghiệp trong khối 4 của các trường bạn.
2. Khó khăn:
- Do quan niệm sống của đại đa số phụ huynh học sinh luôn đề cao và chỉ quan tâm đến các môn Toán, Tiếng Việt nên học sinh cũng có thói quen chỉ tập trung vào hai môn này mà không quan tâm vào môn Lịch sử nhất là ở lớp 4 – lớp mà bước đầu tiên học sinh được học về phân môn Lịch sử.
- Kiến thức của các em không đồng đều, vẫn còn một vài học sinh thụ động trong học tập, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, tiếp thu chậm.
- Một số gia đình kinh tế còn khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, các em phải dành nhiều thời gian để làm việc giúp cha, mẹ. Dẫn đến chưa tập trung một cách tích cực học tập ở lớp cũng như ở nhà nên chất lượng học tập chưa cao.
- Bên cạnh đó còn có một số em phải ở trong lô cao su với ba mẹ cách xa trường và bạn bè.
- Đa số các em chưa có thói quen và điều kiện để tìm hiểu các thông tin, tư liệu, hình ảnh,…qua các phương tiện thông tin hiện đại.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Các điều kiện để giáo viên dạy tốt phân môn Lịch sử:
1.1 Đối với giáo viên:
Đầu tiên người giáo viên phải là người yêu thích lịch sử, tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức bên cạnh việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, báo chí, mạng internet. Giáo viên cần nắm vững các kiến thức, mục tiêu cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo một hệ thống kiến thức liên tục, có sự liên hệ liền mạch các thời kì - các sự kiện tiêu biểu- các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong chương trình lịch sử cũng như các nội dung có liên quan đến lịch sử ở các môn học khác (Tập đọc, Kể chuyện, Đạo đức,…).
- Giáo viên cần phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức dạy học, trong đó chú trọng phát huy năng lực chủ động sáng tạo nơi các em.
- Khi tiến hành hoạt động dạy học, chúng ta cần dựa trên trình độ thực tế của lớp mà lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp nhất hay phối hợp các phương pháp, hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học.
- Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch về thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức phải vừa mang tính khoa học nhưng không thiếu tính thực tế, mềm dẻo và sinh động.
- Việc linh hoạt tổ chức đối tượng học sinh hoạt động theo nhóm cũng cần được quan tâm, tránh áp đặt cố định số lượng hoặc trình độ học sinh hay để học sinh quá đông trong một nhóm.
- Giáo viên nên chú trọng rèn kĩ năng, tạo cơ hội cho các em cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu, hình thành kiến thức thông qua các nhiệm vụ như: tổ chức thảo luận, phân tích vấn đề, hóa trang nhân vật lịch sử, sắm vai tái hiện lại sự việc đã diễn ra, thu thập tư liệu và trình bày những hiểu biết của mình qua
trò chơi lớp học nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực vốn có ở học sinh.
- Giáo viên nên nắm rõ được mục đích của việc tổ chức trò chơi lớp học là giúp các em phấn khởi, không bị nhàm chán, bó buộc trong yêu cầu của giáo viên khi báo cáo lại kết quả làm việc, mà vẫn đem lại hiệu quả giáo dục cao.
- Khi phải truyền đạt hay tường thuật lại một vấn đề lịch sử, giáo viên cần chú ý cách diễn đạt, giọng kể sao cho phù hợp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh, lồng ghép giáo dục ý nghĩa lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Giáo viên hãy dành ít thời gian để có những cuộc trao đổi nhỏ với các em, cho các em được nêu lên những thắc mắc của mình về các nhân vật, về sự kiện, về các mốc thời gian của bài học này với bài học kia, hay về cuộc sống của nhân dân ta ở các thời kì,…từ đó sẽ giúp bản thân người dạy có những định hướng thêm chặt chẽ trong bài dạy của mình.
- Nếu giải quyết chung một đề tài khó, chúng ta nên có sự đan xen về trình độ học sinh trong cùng một nhóm để các em hỗ trợ cho nhau. Nhưng cũng có lúc, chúng ta hãy tạo điều kiện cho các em học sinh còn chậm, còn nhiều hạn chế cùng làm việc với nhau theo nhóm và dành riêng cho các em một đề tài dễ hơn. Nhằm phát huy tính hợp tác suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến và lắng nghe ý kiến của bạn. Đây cũng là lúc giáo viên phát huy vai trò của mình “Dạy học phân hóa đối tượng học sinh.”
1.2 Đối với học sinh:
Phải phát huy vai trò chủ động trong hoạt động học qua việc sưu tầm những tư liệu, tranh ảnh, thu thập thông tin từ báo chí, mạng internet, người thân, bạn bè, môi trường sống xung quanh từ đó các em sẽ mạnh dạn trao đổi, nêu ý kiến thắc mắc, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá “Về nguồn” hay nghe cựu chiến binh của địa phương kể về lịch sử trong tiết lịch sử địa phương, các buổi tuyên truyền lễ 22/12, 3/2... Đây chính là những minh chứng – nhân chứng sống - thiết thực nhất cho những bài lịch sử mà các em đã học và sẽ học.
1.3 Môi trường học tập:
Môi trường học tập của các em đối với môn lịch sử quả thật là rộng lớn, nơi các em ở, vui chơi học tập: một cái tên đường, tên trường, một đài tưởng niệm, một áp phích tuyên truyền hay một di vật, một địa danh lịch sử cũng đủ làm gợi trí tò mò của các em. Chính vì vậy các em cần có thói quen quan sát cuộc sống xung quanh mình. Vì đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá không chỉ đối với môn lịch sử nói riêng, mà của tất cả các môn học khác. Như vậy, giáo viên sẽ là người giúp các em hình thành thói quen đó thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp qua từng tiết dạy, từng chủ điểm của tháng, của tuần.
+ Lớp học : Xây dựng lớp học thân thiện là điều cần thiết và trong đó chúng ta không thể bỏ qua mảng lịch sử. Những bài văn, hình ảnh, một câu chuyện nhân vật lịch sử do chính các em sưu tầm, viết ra sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em phong phú, và có tác động đến tất cả bạn bè xung quanh.
Ví dụ: Làm sổ tay lịch sử, mỗi tuần là một nhân vật lịch sử, mỗi tháng là một bức tranh về một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử,…
+
Trường học: Việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, các buổi lễ kỉ niệm thông qua nhiều hình thức như : hội thi, trò chơi, làm bảng tin, tranh vẽ, nghe cựu chiến binh kể chuyện hoặc mời học sinh kể chuyện trong các giờ sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp ... cũng sẽ giúp các em khắc họa được những nét tiêu biểu về một số sự kiện, nhận vật lịch sử một cách tự nhiên và nhẹ nhàng mà sâu sắc.
+
Gia đình : Gia đình là trường học đầu tiên, là môi trường quan trọng tác động đến việc hình thành nhân cách cho các em. Một nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam vẫn giữ được đó là nhiều thế hệ cùng sống chung trong một nhà: Ông - bà- cha, mẹ - con - cháu, cho nên đây cũng luôn là một môi trường học tập gần gũi và thường xuyên với các em, những câu chuyện lịch sử sống động từ kinh nghiệm và vốn sống hiểu biết của người thân luôn được các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và tin tưởng. Giáo viên cũng hãy tạo điều kiện cho trẻ khai thác môi trường học tập này.
Tuy nhiên qua việc trao đổi, cùng trò chuyện giải đáp những thắc mắc của các em trong các tiết học lịch sử trên lớp, đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp những suy nghĩ lệch lạc không đúng về một sự kiện, nhân vật lịch sử mà người lớn vô tình truyền đạt cho các em. Đây quả là điều không tốt. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan nhất, tránh cường điệu và cần có sự chọn lọc khi trao đổi với các em. Bởi các em chưa đủ kiến thức để đánh giá, nhìn nhận những điều mà chúng ta đôi khi còn phải đang bàn cãi, suy ngẫm. Hãy suy nghĩ thật kĩ, hãy chuẩn bị trước khi làm, khi nói, nhất là đối tượng nghe là trẻ em và nội dung được dùng trong giao tiếp là những nhân vật, sự kiện có thật và cần độ chính xác cao. Để làm được điều này chúng ta cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình.
1.4 Phương tiện dạy học:
- Phương tiện dạy học có rất nhiều: hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, đoạn phim tư liệu… Khi sử dụng một phương tiện nào làm trực quan phải rõ ràng, chính xác và phải làm nổi bật được nội dung bài dạy, nội dung cần tìm hiểu.
- Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống đã rất quen thuộc đối với thầy cô giáo đứng lớp, qua những buổi chuyên đề ở cấp huyện, cấp trường và ngay tại lớp, chúng ta nhận ra rằng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án luôn đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy. Đặc biệt là đối với môn Tự nhiên - Xã hội (Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí).
1.5 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học bắt nguồn từ nhu cầu của công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta, một sự nghiệp đòi hỏi cần có những con người có năng lực, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng bước, từng ngày đổi thay, đồng thời phù hợp với xu hướng giáo dục chung của khu vực.
- Có rất nhiều phương pháp dạy học từ lâu đã trở nên quen thuộc với tất cả những ai đã đứng trên bục giảng trong giai đoạn mới này. Đối với phân môn Lịch sử, phương pháp trực quan được xem là một trong những phương pháp chủ đạo. Dù vậy, không có phương pháp nào là vạn năng cả, cái khéo và thành công chính là người giáo viên vận dụng phối hợp chúng như thế nào cho hài hòa, phát huy được ưu thế và “khống chế” được các yếu điểm của các phương pháp, phù hợp với mục tiêu bài, điều kiện, trình độ…..của lớp học, của học sinh; nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nếu tất cả biện pháp đều có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng thì việc làm cho các em học sinh yêu thích học phân môn Lịch sử, tự tìm đến với lịch sử quê hương mình là điều không khó chút nào.
2. Hệ thống giải pháp:
a. Phương pháp thực hiện:
- Để giúp học sinh học tốt phân môn lịch sử ở tiểu học thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển, định hướng.
- Khi dạy học chúng ta cần lấy lợi ích của học sinh làm đích. Cần hiểu biết những nhu cầu của người học từ đó quyết định những gì học sinh cần học. Riêng giáo viên chỉ dạy “Những gì học sinh cần chứ không dạy những gì giáo viên có.”
a.1. Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài:
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp.
Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động.
Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó.
Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đọc phân vai để thể hiện nội dung của bài.
Ví dụ: dạy bài “
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. ”(Lịch sử 5). Giáo viên có thể cho học sinh đọc phân vai anh Thành và anh Lê qua cuộc đối thoại trước khi anh Thành ra đi tìm đường cứu nước. Từ đó, các em sẽ nhớ lâu hơn sự kiện và nhân vật này.
Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài.
Học sinh được trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình.
Ví dụ: Dạy bài “
Chiến thắng Chi Lăng” (lịch sử 4). Giáo viên giúp học sinh nắm được lược đồ trận Chi Lăng. Dựa vào lược đồ và kênh chữ, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi
Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ? và hơn hẵn thế, học sinh dễ dàng kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng
Với loại bài Lịch sử địa phương, ngoài giờ lên lớp có nội dung lịch sử: Ở những tiết này giáo viên có thể kết hợp với Nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức cho các em tham quan như Nhà truyền thống, Viện bảo tàng, Chiến Khu D, Nhà tù Phú Lợi…Hay tổ chức cho các em nghe kể chuyện Lịch sử của những người đã tham gia kháng chiến. Đây là một hình thức mà các em rất thích và nhớ tên nhân vật, sự kiện rất lâu có thể là không bao giờ quên. Đồng thời giúp các em có được những giải đáp thiết thực về những thắc mắc của bản thân liên quan đến các vấn đề lịch sử.
a.2. Thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử:
Như trên đã trình bày, một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy phân môn lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều để dạy phân môn Lịch sử là:
Tranh ảnh, các di vật.
Bản đồ, lược đồ lịch sử.
Các phương tiện nghe nhìn.
Di tích lịch sử.
Nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng khác.
Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để giáo viên và học sinh chủ động trong bài dạy, cùng phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc sưu tầm, đóng góp cho nhà trường. Chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh khối lớp 4, 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa phương hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan những nơi đó.
a.3. Dạy học trên lớp:
Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại bài; việc thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực của mình thông qua phân môn Lịch sử.
Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc theo thầy, theo sách giáo khoa, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép là đạt yêu cầu. Nhưng học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu mà tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xây dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra và trình bày lại được tuy không cụ thể nhưng khá chính xác về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Muốn làm đuợc điều đó khi dạy học trên lớp, giáo viên cần phải tiến hành qua các bước sau:
Bước thứ nhất: Giáo viên cần phải định hướng được mục đích, nêu nhiệm vụ nhận thức của tiết học.
Ví dụ: Bài “
Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)”
(Lịch sử 4) phần mở đầu giáo viên nói: Sau khi làm chủ Thăng Long, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê vào năm 1786. Nhưng hai năm sau, Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra Bắc để đánh tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Thanh. Quân Quang Trung đã quyết tâm và tài trí như thế nào? Vì sao lại gọi đây là trận đánh “thần tốc”. Chúng ta cùng tìm hiểu diễn biến trận đánh này qua bài “Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)”
Hay trước khi vào bài
“Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”
(Lịch sử 5), tôi giới thiệu: Sau tiếng súng mở đầu ở Hà Nội ngày 19-12-1946 quân dân ta đã phá tan kế hoạch tấn công Việt Bắc của địch trong chiến dịch thu - đông 1947. Vì sao lại xuất hiện chiến dịch này? Diễn biến của chiến dịch ra sao? Ý nghĩa của chiến dịch là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay “Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”.
Bước thứ hai: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa, xem tranh ảnh. nghiên cứu đọc thêm tư liệu, trao đổi thảo luận nhóm, cá nhân. Học sinh làm phiếu học tập - đại diện nhóm trình bày, các bạn trong lớp nghe và góp ý kiến.
Ví dụ: Bài
“Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)” (Lịch sử 4)
Dựa vào các câu chuyện kể ở các lớp dưới và đọc sách giáo khoa từ đầu đến “…
đền nợ nước, trả thù nhà.”, học sinh nói được hoàn cảnh, quê quán của Hai Bà Trưng (làm cá nhân) và nêu được nguyên nhân khiến Hai Bà phất cờ khởi nghĩa (thảo luận nhóm).
Khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa, GV cho học sinh xem đoạn phim hoạt hình dựng lại hoạt cảnh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Dựa vào nội dung này và lược đồ trong SGK, học sinh sẽ kể được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà theo gợi ý:
- Khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào?
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa.
Hình ảnh minh họa Hai Bà Trưng trực tiếp chỉ huy quân
Ví dụ: Bài
“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (Lịch sử 5)
Khi tìm hiểu một vài nét về thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành.
Học sinh đọc sách giáo khoa từ đầu ....”
người dân Việt Nam thời ấy”, kết hợp với những mẩu chuyện, câu chuyện đã sưu tầm để nói lên được thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành (làm cá nhân).
Khi tìm hiểu về sự kiện Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Học sinh đọc phân vai: người dẫn truyện, Nguyễn Tất Thành và anh Lê theo đoạn 3 của bài.
Từ đó học sinh sẽ trả lời được một loạt câu hỏi theo định hướng của giáo viên.
- Nguyễn Tất Thành dự định đi đâu?
- Người sang đó để làm gì?
- Người ra đi gặp hoàn cảnh như thế nào?
Thông qua hai bức ảnh “Bến Cảng Nhà Rồng” và “Tàu La–tu–sơ Tờ-rê-vin” học sinh dễ dàng hình dung được sự kiện lịch sử quan trọng này. Từ đó các em sẽ thảo luận rồi cử đại diện nhóm lên trình bày để rút ra bài học.
Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin, Văn Ba đã làm phụ bếp trên tàu này
Hình ảnh Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba làm phụ bếp
Ví dụ: Để tìm hiểu nguyên nhân khiến Ngô Quyền chọn khúc sông Bạch Đằng làm “trận địa”, tôi cho học sinh xem địa thế đặc biệt của khúc sông này.
Hình ảnh minh họa khúc sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm trận địa chôn quân Nam Hán
Dựa vào đó và nội dung sách giáo khoa, học sinh thảo luận nhóm tìm ra được nguyên nhân Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi tấn công giặc, ghi vào phiếu học tập, cử đại diện nhóm lên trình bày.
Để tìm hiểu về diễn biến của trận quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, tôi cho học sinh xem một số tranh sưu tầm:
Hình ảnh quân ta chèo thuyền nhẹ ra tấn công quân Nam Hán
Hình vẽ quân ta đứng trên hai bên bờ sông bắn tên xuống tiêu diệt quân Nam Hán
Ở phần củng cố:
Tôi yêu cầu các em lên thuyết minh về những thông tin đã sưu tầm được theo cá nhân hoặc theo nhóm có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng để các em có thể hình dung được địa điểm và diễn biến của trận chiến ác liệt thể hiện rõ mưu trí và tài năng của Ngô Quyền.
Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì: những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho các em sự hứng thú trong giờ học.
Ví dụ: Bài “
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947”
Để giảng nguyên nhân xuất hiện chiến dịch, tôi treo bản đồ hành chính Việt Nam, để học sinh chỉ được 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đó nắm vững được vị trí của căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam.
Sau đó học sinh thảo luận trong nhóm để tìm ra được nguyên nhân xuất hiện chiến dịch từ những cơ sở gợi ý của phiếu học tập và nội dung SGK rồi viết ý kiến ra phiếu học tập để trình bày.
Để giảng về diễn biến của chiến dịch:
Tôi giới thiệu lược đồ của chiến dịch để học sinh nắm được.
Các em dựa vào lược đồ SGK để trình bày ra phiếu học tập và cử đại diện trình bày lại diễn biến theo phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu thiếu.
Sau đó học sinh được trực tiếp lên chỉ lược đồ để nói lại diễn biến của chiến dịch.
Để tái hiện lại không khí hào hùng của quân và dân ta trên trận đánh sông Lô. gây cho địch tổn thất lớn, tôi đã bật băng catset để các em cung nghe ca khúc
“Sông Lô”của nhạc sĩ Văn Cao.
Ở cuối bài, tôi dành thời gian để các em tổng hợp và cử đại diện lên thuyết minh về những bức tranh hay những bài thơ các em đã sưu tầm được có liên quan đến chiến khu Việt Bắc để các em có thể hình dung được căn cứ địa kháng chiến nơi Bác Hồ- Đảng - Chính phủ đã hoạt động lâu dài để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp của ta.
Nhờ sự phối hợp giữa những đồ dùng dạy học, tư liệu, thông tin của cả giáo viên và học sinh, giúp học sinh gần gũi với các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn dễ gây cho các em ấn tượng sâu sắc, hứng thú tìm tòi, học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu phát triển năng lực chú ý quan sát, óc tò mò khoa học. Đặc biệt, nó phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em. Đây là hình ảnh học sinh quan sát
Hình 1. Nhân dân Phú Thọ cắm chông chống quân Pháp nhảy dù trong chiến dịch
Việt Bắc thu – đông 1947
Hình 2. Lược đồ chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947
Bước thứ 3: Giáo viên chốt lại hoặc liên hệ mở rộng.
Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì: những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho các em sự hứng thú trong giờ học.
Ví dụ: Bài “
Quang Trung dại phá quân Thanh (Năm 1789)”
Sau khi học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ, trao đổi, thảo luận trong nhóm để kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa và những điều học sinh biết về Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh. Giáo viên chốt và dựa vào lược đồ mở rộng:
Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống tiếp tay tràn vào xâm lược nước ta chiếm đóng Thăng Long và một số nơi khác. Nguyễn Huệ được Ngô Thời Nhiệm cấp báo liền làm lễ lên ngôi hoàng đế ngay ngày hôm sau (22 - 12 - 1788) tại Phú Xuân, lấy hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược. Đến Nghệ An, dừng lại lấy thêm quân tình nguyện và tại Tam Điệp ngày 15 - 1 -1789 (tức 29 - 11 năm Mậu Thân), Quang Trung cho quân sĩ ăn Tết Nguyên Đán trước và tuyên bố trong 10 ngày sẽ đánh thắng quân Thanh, đến mùng 5 Tết sẽ ăn tết ở kinh thành Thăng Long. Đây là lời hứa nhưng cũng chính là dự đoán chính xác và tài tình của vua Quang Trung.
Quang Trung chia quân thành 3 đạo:
- Đạo trung quân do Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào sào huyệt của quân xâm lược.
- Đạo tả quân do Đô đốc Lộc và Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt sông Hồng đến Bắc Giang chặn đường rút lui của quân Thanh.
- Đạo hữu quân do Đô đốc Bảo và Đô đốc Long chỉ huy đánh chiếm Khương Thượng (Đống Đa).
Đêm 30 tết Mậu Thân, quân tây Sơn nhất loạt tiến quân ra Bắc. Đêm mùng 3 tết, đạo trung quân hạ được đồn Hà Hồi và tiến lên đánh đạo quân Thanh hùng mạnh ở đồn Ngọc Hồi (5-1). Quang Trung tiếp tục tiến vào Thăng Long tiêu diệt quân giặc ở đó. Cũng vào sáng 5- -1789, đạo hữu quân đã đánh tan quân Thanh ở Khương Thượng. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, hàng vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Tôn Sĩ Nghị biết tin liền nhảy lên ngựa cùng đám tàn binh còn sống sót tháo chạy về nước.
Như vậy, chỉ trong 5 ngày kể từ đêm giao thừa, chỉ có hơn 10 vạn quân do Quang Trung chỉ huy đã đánh tan 29 vạn quân Thanh và hàng vạn quân của bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của đất nước, tự chủ của dân tộc.
Quang Trung Nguyễn Huệ đã trở thành một nhà quân sự tài ba, lỗi lạc, một anh hùng “thần tốc” của dân tộc ta.
Ví dụ: Bài “
Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950”
Từ những nội dung trong SGK và một số nội dung học sinh nắm bắt được trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm và tiếp thu từ quá trình học. GV sẽ dựa vào đó để chốt và mở rộng thêm kiến thức:
Sáng sớm ngày 16-9-1950, quân ta nổ súng đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch. Đông Khê là cụm cứ điểm quan trọng nằm trên đường số 4 ở giữa Cao Bằng và Thất Khê và cũng là một mắt xích nối hai khu vực này. Đánh Đông Khê trước tiên mà không đánh vào các nơi khác là chủ trương sáng suốt, tài tình của ta vì: Trên phòng tuyến này Cao Bằng, Thất Khê lực lượng của địch rất mạnh, nếu đánh vào đây quân ta sẽ bị tổn thất nhiều. Do đó ta đánh vào Đông Khê là một mắt xích yếu của địch thì Cao Bằng sẽ bị cô lập, Thất Khê sẽ bị uy hiếp từ đó để tiêu hao nhiều sinh lực địch. Chính vì vậy, ở Đông Khê địch không dám phản kích chỉ cố thủ, máy bay địch yểm trợ bắn phá suốt ngày đêm. Quân ta chiến đấu dũng cảm, cuộc chiến đấu diễn ra gay go trong từng lô cốt của địch. Chính vì Đông Khê quan trọng như vậy nên Bác Hồ đã ra chỉ đạo trực tiếp trận đánh ở đài quan sát trên đồi cao. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của quân ta và dân ta đã xuất hiện. Trong đó nổi bật là tấm gương của chiến sĩ bộc phá La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương rồi tiếp tục xông lên phá lô cốt địch, nêu cao lá cờ đầu trong phong trào thi đua “giết giặc, lập công”
Hình ảnh anh La Văn Cầu
Sau 54 giờ chiến đấu, ngày 18-9-1950, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 để phối hợp với cánh quân khác từ Thất Khê lên hòng chiếm lại Đông Khê. Đoán được ý định đó của giặc, quân ta mai phục trên đường số 4 khiến hai cánh quân từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên không liên lạc được với nhau, địch bị tiêu diệt ở nhiều nơi, bị bao vây chặt không còn con đường thoát chúng ra hàng lũ lượt. Một lần nữa ta lại thấy sự chỉ đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ: Chỉ cần đánh một điểm yếu mà hai điểm khác phải dấn thân vào chỗ chết. Chiến dịch Biên giới thắng lợi rực rỡ, ta giải phóng được một giải biên giới Việt – Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến tận Đình Lập, đường số 4 sạch bóng quân thù. Và như vậy chúng ta đã đạt được 3 mục tiêu đề ra: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
b. Một số hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh:
- Đối với bài ôn tập về sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử, tôi có thể cho học sinh chơi trò chơi “ Giải ô chữ” bằng trò chơi này tôi yêu cầu học sinh tìm các chữ cái cho các ô trống để khi ghép lại được câu trả lời đúng cho từng câu hỏi. Từ đó giúp các em nhớ được sự kiện và nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Trò chơi đoán chữ ở lớp 4
Điền vào mỗi ô trắng một chữ cái (hoặc một chữ số) thích hợp. Ô đen là khoảng cách của các tiếng trong từ cần tìm.
- Nhà Lý sùng bái đạo gì? ( Gồm 7 chữ cái)
- Nhà nước đầu tiên của nước ta tên là gì? ( Gồm 7 chữ cái)
- Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông gì? (Gồm 8 chữ số)
- Ai là người đã dẹp loạn 12 sứ quân? (Gồm 10 chữ cái)
- Đây là trận địa của chiến thắng nào? (Gồm 7 chữ cái) – (HS xem lược đồ)
- Chiếu Khuyến nông này do ai ban bố? (Gồm 10 chữ cái)
- Tác phẩm Nam quốc sơn hà là của tác giả nào? (Gồm 12 chữ cái)
Đáp án:
- Nhà Lý sùng bái đạo gì? ( Gồm 7 chữ cái)
- Nhà nước đầu tiên của nước ta tên là gì? ( Gồm 7 chữ cái)
- Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông gì? (Gồm 8 chữ số)
B |
Ạ |
C |
H |
|
Đ |
Ằ |
N |
G |
- Ai là người đã dẹp loạn 12 sứ quân? (Gồm 10 chữ cái)
- Đây là trận địa của chiến thắng nào? (Gồm 7 chữ cái) – (HS xem lược đồ)
C |
H |
I |
|
L |
Ă |
N |
G |
6 .Chiếu Khuyến nông này do ai ban bố? (Gồm 10 chữ cái)
Q |
U |
A |
N |
G |
G |
T |
R |
U |
N |
G |
7 .Tác phẩm
Nam quốc sơn hà là của tác giả nào? (Gồm 12 chữ cái)
Ví dụ: Trò chơi ô chữ ở lớp 5:
- Đây là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. ( Gồm 14 chữ cái):
2. Tên một tổ chức được thành lập ngày 3-2-1930. ( Gồm 18 chữ cái):
3. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã làm gì? ( Gồm 18 chữ cái):
4. Ngày 19-12-1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết gì? ( Gồm 27 chữ cái):
5. Ngày 30-4-1975 gợi cho em nhớ đế sự kiện lịch sử nào? (Gồm 16 chữ cái):
6. Em hãy ghép các chữ cái có màu đỏ trong các ô ở 5 câu trên thành từ có nghĩa.
Đáp án:
- Đây là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911:
B |
Ế |
N |
C |
Ả |
N |
G |
N |
H |
À |
R |
Ồ |
N |
G |
- Tên một tổ chức được thành lập ngày 3-2-1930:
Đ |
Ả |
N |
G |
C |
Ộ |
N |
G |
S |
Ả |
N |
V |
I |
Ệ |
T |
N |
A |
M |
- Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã:
Đ |
Ọ |
C |
T |
U |
Y |
Ê |
N |
N |
G |
Ô |
N |
Đ |
Ộ |
C |
L |
Ậ |
P |
- Ngày 19-12-1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết:
L |
Ờ |
I |
K |
Ê |
U |
G |
Ọ |
I |
T |
O |
À |
N |
Q |
U |
Ố |
C |
- Ngày 30-4-1975 gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử:
G |
I |
Ả |
I |
P |
H |
Ó |
N |
G |
M |
I |
Ề |
N |
N |
A |
M |
- Ghép các chữ cái có màu đỏ trong các ô ở 5 câu trên thành từ có nghĩa.
- Ngoài phương pháp dạy học thông qua trò chơi giải ô chữ, tôi còn dùng một số phương pháp khác như: tìm đoạn thơ, bài hát, chuyện kể có liên quan đến nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.
Ví dụ 1: Hãy cho biết câu ca dao sau nhắc đến ngày giỗ của ai?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ta”
Đáp án: Vua Hùng
Ví dụ 2: Tôi đọc một số câu thơ:
“Giận thay Tô Định bạo tàn
Ngày nay dấy nghĩa diệt loài sói lang!
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng.
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Em hãy dựa vào nội dung đoạn thơ và cho biết nguyên nhân khiến Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Đáp án: Do Tô Định tham lam, tàn bạo, giết hại dân lành trong đó có chồng bà Trưng Trắc nên Hai Bà phất cờ khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Ví dụ 3: Cho biết những câu thơ sau nhắc đến những vị vua nào?
“Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ”
Đáp án: Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng
Ví dụ 4: Hãy cho biết tên 3 nhân vật được nhắc đến trong đoạn thơ dưới đây của nhà thơ Tố Hữu:
“ Những đồng chí
Thân chôn làm giá súng
Ngực bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép
Ào ào như vũ bão
Những đồng chí chèn lưng kéo pháo.
Nát thân mình nhắm mắt còn ôm.”
Đáp án:
- Bế Văn Đàn
- Phan Đình Giót
- Tô Vĩnh Diện
Ví dụ 5: Tôi cho học sinh nghe bài hát
Năm anh em trên một chiếc xe tăng. Qua bài hát này gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào?
Đáp án: Sự kiện xe tăng 843 do đồng chí Bùi Quang Thận chỉ huy và xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cổng Dinh Độc Lập giải phóng Sài Gòn (năm 1975).
Ví dụ 6: Trong bài thơ “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…”
Em hãy cho biết “ Năm mươi sáu ngày đêm nhắc đến chiến dịch nào? Chiến dịch đó bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
Đáp án: Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 1954 kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Ví dụ 7: Câu thơ:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Em hãy cho biết chín năm đó là từ năm nào đến năm nào?
Đáp án: Từ năm 1945 đến năm 1954
Ví dụ 8: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (Lịch sử 5), tôi đọc đoạn thơ trong bài thơ “
Người đi tìm hình của Bác” của tác giả Chế Lan Viên:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói đến ai và đi đâu?
Đáp án: Nói đến Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911
Ngoài sử dụng trò chơi để giải ô chữ, sử dụng những bài thơ, bài hát để hỏi học sinh tôi còn sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm để các em nhớ lâu hơn
Ví dụ 1: Khi dạy bài Nước Âu Lạc (Lịch sử 4), phần cuối bài tôi cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là:
a. Có kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên.
b. Xây dựng thành Cổ Loa.
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Đáp án: c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Ví dụ 2: Trong hoạt động
Những chính sách về văn hóa của vua Quang Trung ( Bài 26 – Lịch sử 4), tôi cho học sinh đọc sách và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:
Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích gì?
a. Để phát triển kinh tế và để bảo vệ chính quyền.
b. Để bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
c. Vì yêu thích chữ Nôm.
d. Không có đáp án nào đúng.
Đáp án: b. Để bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
Ví dụ 3: Khi dạy bài
“Cuộc khẩn hoang Đàng Trong” (Lịch sử 4), tôi đưa ra câu hỏi:
Cuộc khẩn hoang Đàng Trong đã đem lại kết quả gì ?
a. Ruộng đất được khai phá, xóm làng được phát triển
b. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt
c. Thành thị trở nên phồn thịnh
d. Câu a, b đúng
Đáp án: d. Câu a, b đúng
Ví dụ 4: Kết thúc bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”, tôi đưa ra câu hỏi:
Vì sao ngày 30/4/1975 là mốc lịch sử quan trọng của dân tộc ta?
a. Vì đây là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
b. Vì dây là ngày toàn dân ta được đi bầu cử quốc hội.
c. Vì đây là ngày ta diệt được giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Đáp án: a. Vì đây là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ví dụ 5: Khi dạy bài Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc ( 1945-1954) tôi đưa ra câu hỏi:
1. Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm nào?
a. 1945.
b. 1954.
c. 1976.
2. Nói đến địa danh Đèo Bông Lau, Chợ Mới, Chợ Đồn, Đoan Hùng, Bình Ca là muốn nhắc tới chiến dịch nào?
a, Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
b, Chiến dịch Biên giới thu –đông 1950.
c, Chiến dịch Điện Biên Phủ.
d, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đáp án: Câu 1 - c. 1976; Câu 2- a, Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
III. Minh họa tiết dạy:
Tiết 6 Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40 )
I. MỤC TIÊU:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược , Thi Sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa … Nghĩa quân làm chủ Mê Linh , chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Yêu thích tìm hiểu lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện
- Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( phóng to ).
- GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
III.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH |
1.Ổn định:
2. Bài cũ: - Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
-Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào?
-Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
-GV nhận xét
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng”.
* Các hoạt động:
Hoạt động1: Thảo luận nhóm.
- GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
-GV hướng dẫn các các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK.
,…Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV treo lược đồ & giải thích.
- GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc?
- Thắng lợi của khởi nghĩa Hai bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
-Nhận xét, chốt. Ghi nhớ.
4.Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Ngô Quyền & chiến thắng Bạch Đằng. |
- HS hát
_ HS trả lời
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, trình bày:
- Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng.
- HS theo dõi.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay… sau khi làm chủ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa…, quân Hán thua trận bỏ chạy.
- Sau hơn hai thế kỉ bị PKPB đô hộ,… lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
- Nhân dân ta rất yêu nước, có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Vài HS đọc.
- 2 HS nhắc.
|
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I / K ẾT QUẢ:
Kết quả thực hiện thật sự đúng với mục tiêu mà tôi đã đặt ra. Cụ thể là học sinh nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm, nhớ tốt các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Vận dụng tốt các phương pháp và hình thức tổ chức vào các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ động trong phần tìm hiểu bài. Sự phối hợp tốt các hoạt động đã từng bước tạo cho học sinh ngày càng hứng thú trong học tập, không còn rụt rè, thụ động như đầu năm học mà các em đã có thể tự tin hơn và có hứng thú học môn lịch sử hơn vào khả năng. Kết quả bước đầu thu được:
1. Kết quả về chất lượng và kết quả tình cảm về phân môn Lịch sử:
So với đầu năm chất lượng của các em về môn Lịch sử hiện nay đã tiến bộ rõ rệt.
Tất cả các bài kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra miệng các em đều đạt từ trung bình trở lên trở lên.
Điều quan trọng hơn là các em mạnh dạn, tự tin trước những câu hỏi như:
Em hãy thuật lại trận đánh…, Dựa vào lược đồ,em hãy kể lại diễn biến…, …
2. Kết quả năng lực học tập của học sinh:
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiết lịch sử là một ngày hội, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu. Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước và càng tự hào là người dân Việt Nam – một dân tộc anh hùng, một dân tộc chưa biết lùi bước trước một kẻ thù nào.
II / BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Những kinh nghiệm được trình bày trên đây đã được đúc kết từ những năm làm giáo viên dạy lớp 4, 5, được công tác trong một môi trường làm việc nghiêm túc và cụ thể là trên thực tế kết quả học sinh của lớp mình. Qua từng giai đoạn học, tôi nhận thấy thầy và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học lịch sử luôn có sự mạnh dạn tin tưởng đưa ý kiến, câu hỏi thắc mắc của mình đến cho thầy, cho các bạn trong lớp. Điều này càng làm tôi phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến thức trước khi giải đáp cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại. Tôi rất thấm thía câu nói của Bác: “
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta cũng vậy: “
Muốn có học trò tốt, người thầy phải luôn là tấm gương sáng đối với các em”. Nói tóm lại để dạy tốt môn lịch sử và nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 4, 5, người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học lịch sử rất đa dạng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải thực hiện:
- Nắm vững chương trình.
- Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để minh hoạ.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy học.
Có như vậy thì thầy cũng nhàn mà học sinh cũng hứng thú, tạo hiệu quả cao trong những tiết lịch sử.
III/ KẾT LUẬN:
Kết quả của mọi quá trình lao động đều được đánh giá dựa trên chất lượng của sản phẩm. Các sản phẩm của các ngành nghề đều có thể phân ra theo từng loại. Riêng sản phẩm của giáo dục không có một tiêu chí nào để có thể đánh giá hay phân loại được mà tất cả các sản phẩm này phải là “thành phẩm” và tuyệt đối không có khái niệm của “phế phẩm” . Ví vậy mỗi giáo viên phải là một “thợ thủ công” điêu luyện, nhạy bén và linh hoạt trong sự phát triển mạnh mẽ của máy móc hiện đại.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh phát huy được tính tích cực. Tuy nhiên trong quá trình viết đề tài sẽ có những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp nhiệt tình, bổ sung ý kiến của đồng nghiệp, thầy cô để đem lại hiệu quả cao hơn trong những lần viết sau.
Trân trọng cảm ơn. Người viết
Phạm Thị Cẩm Loan
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1.Tranh ảnh tìm hiểu thêm trong các tư liệu lịch sử có liên quan đến các mốc lịch sử và nhân vật lịch sử.
2. Sách giáo khoa môn Lịch sử, SGV, Thiết kế bài dạy các lớp 4, 5 môn lịch sử.
3. Phương pháp dạy học môn Lịch sử .
* Nhận xét của hội đồng chấm SKKN
trường tiểu học Định An:
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
- Nhận xét của hội đồng chấm SKKN
Phòng giáo dục đào tạo huyện Dầu Tiếng:
........................................................................................................................
........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................
.......................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................